Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Tân Hương - Huyện Ninh Giang

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích, danh thắng - Xã Tân Hương

Hiện nay, trên địa bàn xã có 09 ngôi chùa, trong đó có 04 nhà sư trụ trì 4 cơ sở thờ tự gồm: Chùa Bấc, Chùa Đan Cầu, Chùa Phú Mỹ và Chùa Mẫu Đàn.

Xã có 01 nhà thờ họ đạo với 16 tín đồ.

Toàn xã có 08 cơ sở tín ngưỡng trong đó có 02 cơ sở tín ngưỡng được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Đình Cả và Đình La Khê.

Một số di tích, danh thắng nổi trội tại địa phương:

1. Đình Cả xã Tân Hương

z6170371495948_7c959aee804ea84aa72677a44082b48b.jpg

z6170371333221_f17d137884331cda771a1ab5585ca518.jpg

z6170371335451_ee813bf73d00fcdd3e899526fc5d5bf0.jpg

z6170371244596_5f390cf6c52a503353d6655635a1d7d0.jpg

z6170372780861_2c4b26d0da9339a4c14522e1395e1c39.jpg

z6170371234696_3258e3925908124a2f99465cd8053e13.jpg

z6170371229399_0a95fe3376217f15e35efb295fa6988f.jpg

z6170372774170_db6b4bb9bca57c643e1aac9ed42ab75f.jpg

z6170371500763_43feb1f60fbaa96dacdca282d07a4881.jpg

z6170372775741_080628ec55de179cf7ea19fe38247c7d.jpg

z6170371502189_ad31f0ba109696ab75903b4bea20edbd.jpg

z6170371492787_363ddb98a1eeebb7c30387ff4d168529.jpg

Đình Cả nằm ở Trung tâm thôn 5, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Tân Hương là vùng đất được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, nên đất đai màu mỡ, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Theo truyền ngôn trong Nhân dân, đình Cả từ khi khởi dựng đến nay vẫn tọa lạc tại vị trí cũ, tuy nhiên có sự thay đổi về quy mô cũng như không gian tồn tại của di tích. Trước đây, di tích được bao bọc bởi khu dân cư, phía sau có ao đình, phía trước là đường dân sinh. Ngày nay có sự thay đổi so với trước kia: Phía Đông giáp khu dân cư; phía Tây và phía Bắc giáp đường liên thôn; phía Nam giáp khu dân cư.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đình Cả là nơi diễn ra việc giao nhận quân phục vụ cho chiến trường niềm Nam. Những năm 1957 - 1958 nơi đây có tổ chức và thực hiện phong trào bình dân học vụ. “Bình dân học vụ" là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 08 tháng 9 năm 1945 (Sắc lệnh 19/SL và 20/SL). Ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, phong trào này đã giải quyết “Giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam lúc bấy giờ.

Căn cứ vào thần tích - thần sắc làng Nam bối xưa (ngày nay tách thành hai thôn: Thôn 3 và thôn 5), tổng Đông Bối, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, do Nguyễn Bính Phụng soạn vào năm Hồng phúc nguyên niên (1572), hiện lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết: Đình Cả, thôn 5, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương là nơi tôn thờ 7 vị Thành hoàng gồm: 4 vị là nhân thần, 2 vị là thiên thần và 1 vị là thổ thần.

Các vị nhân thần gồm: Quý Minh Đại vương, Phan Trác Mai Vỹ, Pham Mai Chính Thiện và Phan Mai Khai Quốc.

Các vị là thiên thần gồm: Thiên hóa Linh thông Đại vương, Thiên quan Hành đế Đại vương.

Vị thổ thần là: Thổ địa Linh hựu Đại vương.

Các vị Thành hoàng làng là những người có công giúp dân, giúp nước, trải qua nhiều triều đại phong kiến đều được ban thưởng sắc phong và được lập đình để thờ tự.

- Trước Cách mạng tháng 8/1945: Tại di tích diễn ra hai kỳ lễ hội: Từ ngày mồng 5 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch): Đây là lễ hội chính trong năm

- Ngày hóa của Thành hoàng; Mồng 2 tháng Giêng (âm lịch) và ngày rằm (âm lịch) hàng tháng, di tích mở cửa cho Nhân dân và du khách vào dâng hương.

+ Lễ hội chính

- Ngày hóa của Thành hoàng: Diễn ra trong 10 ngày, bắt đầu từ mồng 5 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch), (trong đó ngày mồng 5, mồng 6 là trọng hội). Trong lễ hội diễn ra các hoạt động như: Tổ chức thi “Lợn Ông", nghi thức rước bộ Thánh được tổ chức long trọng, trang nghiêm. Đoàn rước khởi hành từ đình Cả, rước đến miếu Bắc, sau đó tổ chức dâng hương tại đây, dâng hương xong đoàn rước tiếp tục rước đến miếu Đông, rước đến Đình Nam, sau đó rước trở lại đình. Trong những ngày tổ chức lễ hội, bên cạnh phần lễ linh thiêng, trang trọng. Phần hội thì sôi nổi, tổ chức nhiều hình thức tham gia các trò chơi như: Cờ tướng; Chọi gà; Cầu thùm, bắt vịt; Pháo đất; Đánh vật; Kéo co...

+ Mồng 2 tháng Giêng (âm lịch):

Ngoài lễ hội chính ngày mồng 5, mồng 6 tháng 11 (âm lịch), thì hằng năm vào ngày mồng 2 Tết tại sân đình tổ chức phiên chợ - đây là sự kiện đặc trưng của người Tân Hương. Đã thành thông lệ, mồng 2 Tết người dân xã Tân Hương lại tập trung về đình Cả để họp chợ cầu may, mỗi năm chợ chỉ họp một phiên. Người dân đến chợ ngoài việc mua bán còn vào đình làng thắp hương để cầu may mắn, hạnh phúc trong một năm.

+ Lễ hội ngày nay: Những năm gần đây, việc tổ chức lễ hội tại đình Cả do Ủy ban nhân dân xã đứng ra tổ chức. Thời gian tổ chức lễ hội trong 3 ngày: Từ ngày mồng 5 đến mồng 7 tháng 11 (âm lịch).

2. Đình La Khê.

Đình La Khê thuộc xã Ninh Thành (nay là thôn La Tiến, xã Tân Hương). Khi xưa gọi là Làng Vào thuộc xã La Khê (社 欏 溪), tổng Đông Bối (總 東 貝), phủ Ninh Giang (府 寧 江), tỉnh Hải Dương (省 海 陽).

Tương truyền Đình La Khê được nhân dân xây dựng từ rất sớm ở khu đất cao ở giữa làng, thờ tượng vị tướng quân Hồ Đại Liệu. Phò Hai Bà Trưng đánh giặc Đình đã được tu sửa nhiều lần. Đến niên hiệu Duy Tân thứ 1 (1908) ngôi Đình được trùng tu và mở rộng.

Kiến trúc kiểu chữ đinh (丁), gồm 5 gian Tiền tế và 3 gian Hậu cung. Đình còn giữ nguyên các hoa văn, phù điêu mang nét văn hoá thời Nguyễn và các hiện vật như: Ngai thờ, mũ đồng, khám chỉ, bát biểu, xà mâu v.v.và 3 pho tượng: tượng vị tướng quân Hồ Đại Liệu phò Bà Trưng, giữ chức: Điện Tiền đô chỉ huy sứ tướng quân. Tượng Mẫu Hậu Huệ Nương (mẹ của tướng quân Hồ Đại Liệu). thờ tượng ngài Hà Quý Công - tự Bút Hoa Đỗ Thám hoa đời Trần.

Đình La Khê suy tôn vị tướng quân Hồ Đại Liệu là Thành hoàng làng, có nhiều sắc phong qua các triều đại. Hiện được lưu giữ tại Sở Văn hoá tỉnh Hải Dương và Viện thông tin khoa học xã hội i: (TT–TS FQ 4018 IX,44 F2). Không những vậy Đình La Khê trong 9 năm kháng chiến chống Pháp cũng là nơi sơ tán của Trường Đại học Bắc Sơn được đón Tôn Đức Thắng về thăm và nói chuyện và cũng là trụ sở hội họp của Mặt trận cứu quốc huỵện Ninh Giang.

Năm 1949, Đình La Khê là Bệnh viện dã chiến của quân khu Tả Ngạn. (HALUUST) Năm 1952, Pháp càn quét đốt phá phần hậu cung hỏng hoàn toàn. Tượng, đồ thờ đã được nhân dân cất giữ tại chùa làng. Năm gian tiền tế không được trùng tu đã mai một xuống cấp theo thời gian. Đến tháng 10 năm 1997, đình đã được tu tạo lại khang trang. Năm 2021 được UBND tỉnh Hải Dương xếp hạng Đình La Khê là di tích lịch sử văn hóa.

z6170432196138_b3959aba8ba1a07a423065a4f768a863.jpg

z6170432201416_b09e0206b77087ebfd35f2bc6789ec0b.jpg

z6170432215201_8703c1daab5afcfdb843def0d6f682aa.jpg 

z6170432230912_713f4cbb6b5063c06ae387b3077e7844.jpg 

z6170432223905_4b7c0c904ccdbdfa720f20ac26a53721.jpg

Lễ hội chính - Ngày giỗ Tổ làng Hà Quý​ Công tự Bút Hoa diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 4 âm lịch, trong đó ngày 14 là trọng Hội.

3. Chùa Bấc.

Chùa Bấc  hay còn có tên gọi khác như: chùa Quan Âm, chùa Trăm Gian thuộc thôn 4, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ XIX trên một mảnh đất cao giữa làng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, do yêu cầu của cách mạng, chùa Bấc được dỡ bỏ phục vụ kháng chiến chỉ để lại 3 gian làm nơi thờ cúng. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, cũng như được sự giúp đỡ của thầy Thích Tuệ Nhật. Năm 2010 ngôi chùa trăm gian được phục dựng lại trên nền đất cũ có diện tích trên 2000m2.  

Phatgiao-org-vn-Chiem-bai-chua-Bac-012.jpg

Phatgiao-org-vn-Chiem-bai-chua-Bac-013.jpg

Phatgiao-org-vn-Chiem-bai-chua-Bac-015.jpg

Phatgiao-org-vn-Chiem-bai-chua-Bac-020.jpg

3. Hồ Tân Hương

ho tan huong.jpg

ho-tan-huong-0e96b259c2a340013c60067db30ba0e7.jpg

Hồ nằm ở trung tâm xã. Từ hồ, 4 đường lớn tỏa ra các hướng đông - tây - nam - bắc. Hồ cũng là nơi tụ hội của 5 nhánh đường liên thôn.

Theo thông tin từ cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Tân Hương, làng Bói xưa rất nghèo, nhiều nhà tranh vách đất, đường lầy lội, quanh co. Ban Chấp hành Đảng bộ xã xác định, để tạo nên diện mạo nông thôn mới, giúp người dân ấm no thì rất cần có cảnh quan, giao thông thuận lợi. Sáng kiến đào hồ, mở đường được cụ Đào Văn Nhắc đưa ra và cụ cũng trực tiếp chỉ đạo, thực hiện.

Ý tưởng đào một hồ lớn ngay trung tâm xã với các trục đường lớn tỏa đi bốn hướng được coi là một quyết định tạo bạo, có tính đột phá, nhìn xa trông rộng mà đến bây giờ các thế hệ lãnh đạo kế nhiệm của xã Tân Hương cũng như người dân vẫn còn nhớ đến và nể phục.

Hồ Tân Hương được quy hoạch, xây dựng vào năm 1960. Sau gần 3 năm vất vả vận động di dân, hồ được đào vào năm 1963 và sau 2 năm thì hoàn thành. Do thời điểm đó xi măng làm bờ hồ khan hiếm nên đến những năm 1965-1970, hồ mới tiếp tục được hoàn thiện.

Hồ Tân Hương có nhiều giá trị: Tạo cảnh quan cho xã, là điểm hẹn vui chơi, kết nối, thu hút du lịch, thương mại làng quê. Hồ còn giúp điều hòa môi trường vì nhiều cây xanh, cùng với mặt nước điều hòa không khí cho làng quê. Còn hệ thống đường giao thông 4 nhánh lớn tỏa ra từ hồ với ý tưởng làm 6m mặt đường, hành lang mỗi bên 1m, tổng là 8m, ở thời bấy giờ là một tư duy táo bạo, đột phá. Vì đường sá thời đó chỉ rộng lắm tầm 1-2 m, ngoằn nghèo như con giun. Nên ý tưởng mở rộng như vậy là khác biệt. Và đến giờ hơn 60 năm vẫn còn phù hợp.

Thả bộ quanh hồ, có cảm giác như bắt gặp một Hồ Gươm thu nhỏ của Hà Nội ở Hải Dương. Giữa hồ là một đảo nhỏ gắn 4 loa phát thanh.

Hồ Tân Hương còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động: Vào dịp Quốc khánh mùng 2/9 hay các ngày lễ, Tết, thanh niên trong xã thường tổ chức cắm trại quanh hồ, chơi cướp cờ hay bắt vịt. Nơi đây không chỉ là lá phổi xanh mà còn là nơi gắn kết tình làng, nghĩa xóm".

Vì gắn liền với đời sống văn hóa, đi vào tâm thức của người dân qua bao thế hệ nên Đảng bộ, chính quyền xã Tân Hương đã chọn hình ảnh hồ Tân Hương để in lên các bộ ấm chén và những sản phẩm lưu niệm khác tặng cho các đại biểu trong các sự kiện đặc biệt của địa phương.